Sau bao năm nỗ lực và cố gắng, GNES đã dành được chứng nhận hữu cơ Việt Nam cho GẠO BRIÊT. Đây là bước đệm vững vàng để chúng tôi tiến tới tiêu chuẩn gạo hữu cơ Nhật Bản JAS. Vùng đất Ea Súp là vùng đất mới hoang sơ hoàn toàn có thể trở thành vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam và Quốc tế. Trong tinh thần muốn nâng tầm lúa gạo Việt Nam trên bản đồ lúa gạo thế giới, chúng tôi rất mong muốn được sự khích lệ, hợp tác của Quý Đối tác, Quý Khách hàng trong và ngoài nước với sự cam kết xây dựng vùng sản xuất lúa gạo hữu cơ trọng điểm của Tây Nguyên.
Gạo hữu cơ là loại gạo được trồng theo phương pháp tự nhiên, sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh, không sử dụng thuốc trừ sâu. Tập trung theo từng vùng quy hoạch sản xuất để giảm thiểu sâu bệnh gây hại cho lúa. Lúa hữu cơ được trồng ở vùng đất sạch, không dư lượng hóa chất, không ô nhiễm, không bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, các nguồn ô nhiễm khác, ruộng sử dụng phân bón hóa học lâu năm phải được xử lý bằng cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh ít nhất 03 vụ liên tiếp.
Ea Súp có đặc điểm địa hình tương đối bằng phẳng, nhiều bình nguyên, đồi thấp. Vùng đất nơi đây còn hoang sơ, diện tích lớn cùng vời lượng nước lớn từ hồ Ea Súp nên nơi đây rất thích hợp làm nông nghiệp thuần tự nhiên, sạch và hữu cơ.
Trân trọng kính mời tất cả các bạn đếm tham dự lễ công bố của chúng tôi. Việc tham gia là hoàn toàn miễn phí và đặc biệt tại sự kiện, Quý Khách còn được thưởng thức và mang về cho mình những đặc sản của huyện Ea Súp.
1. Tuân thủ theo Phương pháp canh tác hữu cơ được Quốc tế và Bộ Khoa học và Công nghệ thừa nhận
Nhiều trang trại/doanh nghiệp hiện nay đang trồng trọt/chăn nuôi/chế biến theo phương pháp hữu cơ, tuy nhiên hầu hết là theo kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân. Khách hàng khi tuân thủ theo phương pháp sản xuất hữu cơ của TCVN 11041:2017 sẽ có một chuẩn mực quốc tế được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận để áp dụng vào sản xuất thực phẩm hữu cơ.
2. Tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường thực phẩm hữu cơ
Hiện nay hầu hết thực phẩm hữu cơ, nông sản hữu cơ bán trên thị trường Việt Nam, mặc dù là gắn nhãn “Organic” hoặc “Thực phẩm hữu cơ” nhưng hầu hết không được Chứng nhận chính thức. Khi sản phẩm của khách hàng được chứng nhận là thực phẩm hữu cơ sẽ tạo ra một thương hiệu sản phẩm hữu cơ và tạo lợi thế cạnh tranh cũng như niềm tin của người tiêu dùng và đối tác.
3. Tạo ra cơ hội xuất khẩu thực phẩm hữu cơ
Chứng nhận hữu cơ là một chứng nhận được cấp cho sản phẩm để nhằm khẳng định sản phẩm đó là hữu cơ; dựa vào thành phần đạt được bao nhiêu lượng % là hữu cơ theo từng quy định sẽ có chứng nhận tương ứng theo từng cấp.
Đây là chứng nhận nhằm kiểm chứng độ an toàn, độ sạch của thực phẩm. Mỗi tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ (Chứng nhận USDA, Chứng nhận EU Organic,…) đều có yêu cầu riêng và rất nghiêm ngặt từ nước, giống, vùng đệm, độ đa dạng sinh học, vật liệu hay đầu vào hữu cơ, thành phần hữu cơ theo quy định…
Organic – Thực phẩm hữu cơ định nghĩa theo khoa học:
Thực phẩm hữu cơ là những loại thực phẩm được sản xuất bằng phương thức và tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ. Tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ của từng quốc gia trên thế giới là khác nhau. Tuy nhiên, luôn hướng đến cân bằng sinh thái nhằm thúc đẩy nuôi trồng, bảo tồn đa dạng sinh học.
Trong sản xuất thực phẩm hữu cơ, theo các tổ chức quy định việc sử dụng một số loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón tổng hợp phải có trong danh mục cho phép. Bên cạnh đó thực phẩm hữu cơ cũng không được phép xử lý bằng chiếu xạ, dung môi công nghiệp hoặc các chất phụ gia thực phẩm tổng hợp.
Hiện nay ở Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành và công bố bộ Tiêu chuẩn hữu cơ quốc gia Việt Nam bao gồm các Tiêu chuẩn:
TCVN 11041-1:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
TCVN 11041-2:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ
TCVN 11041-3:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ
TCVN 11041-5:2018 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 5: Gạo hữu cơ
TCVN 11041-6:2018 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 6: Chè hữu cơ
Vùng sản xuất Lúa Gạo Briêt đạt chứng nhận hữu cơ phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn:
- TCVN 11041-1:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
- TCVN 11041-2:2017: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ
- TCVN 11041-5:2018 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 5: Gạo hữu cơ