0964379797

Khai trương nhà máy sản xuất lúa gạo Ea Súp

Ngày 19/3, tại thôn 9 xã Ea Lê Công ty TNHH xuất nhập khẩu CIC tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức lễ khai trương nhà máy sản xuất lúa gạo Ea Súp, đồng thời tổ chức lễ ký kết hợp tác chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo Ea Súp với các HTX trên địa bàn huyện.

Dự lễ khai trương và ký kết hợp tác chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo Ea Súp  có đồng chí Nguyễn Văn Nhiệm Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện.

Ông Nguyễn Văn nhiệm – Chủ tịch UBND huyện Phát biểu tại Lễ khai trường Nhà máy chế biến lúa gạo Ea Súp

Nhà máy chế biến lúa gạo Ea Súp được đầu tư dây chuyền sản xuất tự động từ khâu hút lấy lúa đến sấy, xay xát, lau bóng, đóng gói gạo. Nhà máy có công suất hoạt động 150 tấn/ngày. Công ty TNHH Xuất nhập khẩu CIC cho biết, Ea Súp là địa phương có diện tích lúa lớn thứ 2 của tỉnh Đắk Lắk, do đó nhà máy chế biến gạo Ea Súp được công ty khai trương đưa vào hoạt động nhằm xây dựng chuỗi liên kết trồng – chế biến – tiêu thụ lúa gạo ngay tại địa phương, góp phần tạo ra chất lượng gạo tốt nhất, đáp ứng nhu cầu đầu ra ổn định và lâu dài cho lúa Ea Súp. Được biết huyện Ea Súp có tổng diện tích lúa hàng năm trên 1.400ha, chiếm 1/5 diện tích lúa toàn tỉnh; sản lượng lúa cả năm ước đạt 124.000 tấn.

Nhà máy chế biến lúa gạo Ea Súp đi vào hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng, không những tạo việc làm trực tiếp và thu nhập ổn định cho nhiều lao động, tăng thu cho ngân sách Nhà nước, mà còn đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. Đồng thời, dự án còn tạo ra chuỗi liên kết sản xuất các giống lúa có giá trị kinh tế cao, bao tiêu sản phẩm trồng trọt của bà con nông dân.

Hình ảnh lãnh đạo huyện và các đại biểu thăm nhà máy 

Phát biểu tại  lễ khai trương, đồng chí Nguyễn Văn Nhiệm Phó Bí thư Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh, nhà máy đi vào hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần phát triển nghành nông nghiệp huyện nhà theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển bền vững. Đồng thời đề nghị công ty CIC không ngừng nâng cao công suất, chất lượng để nâng cao hiệu quả tối đa hoạt động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Đề nghị các cấp, các nghành của huyện thường xuyên quan tâm, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục xây dựng và mở rộng vùng lúa chất lượng cao, đáp ứng vùng nguyên liệu cho nhà máy.

Dịp này, đại diện công ty TNHH xuất nhập khẩu CIC và đại diện 3 Hợp tác xã gồm; HTX Giảm nghèo Ea Súp, HTX Lúa Ea Súp và HTX Minh Thủy đã ký kết hợp tác chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo

GẠO BRIÊT ĐẶC SẢN 5 THÁNG ĐẠT CHỨNG NHẬN OCCOP, SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TIÊU BIỂU CẤP TỈNH ĐĂK LĂK

Tham gia đánh giá, phân loại lần này có 12 sản phẩm, đến từ 5 địa phương là Ea Súp, Cư M’gar, Krông Ana, Ea H’leo và Krông Ana. Hội đồng đánh giá đã lựa chọn được 11 sản phẩm tiêu biểu để gắn sao cấp tỉnh.

Khai trương cửa hàng trưng bày sản phẩm OCOP đầu tiên ở Đăk Lăk

Các đại biểu tìm hiểu sản phẩm OCOP tham gia đánh giá phân hạng cấp tỉnh

Cá sản phẩm đạt chứng nhận gồm: Gạo Briết đặc sản 5 tháng của Hợp tác xã Giảm nghèo Ea Súp; Chả ốc Ea súp nhồi ống nứa, Chả cá thác lát Ea Súp và cá thác lát rút xương của Cơ sở sản xuất thực phẩm An Phú (huyện Ea Súp); kẹo Socola đen và kẹo Socola sữa của Công ty TNHH Ca cao Nam Trường Sơn; Cà phê bột Robusta của Công ty TNHH Ê-đê Café (huyện Krông Ana). Thati Coffee của Hợp tác xã Sản xuất nông nghiệp dịch vụ Thăng Tiến và Cà phê bột của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Công Bằng Ea Kmat (huyện Krông Pắc); Cà phê bột Ea Nam của Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Nghĩa Lộc (huyện Ea H’leo); Gà hoa mơ Đại Phúc của Hợp tác xã Nông nghiệp thương mại dịch vụ Đại Phúc.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh đề nghị các chủ thể có sản phẩm đã được phân hạng hoàn thiện hồ sơ sản phẩm theo góp ý của các thành viên hội đồng. Đồng thời đề nghị UBND tỉnh cấp Chứng nhận công nhận phân hạng cho các sản phẩm OCOP được gắn sao.

Mô hình kinh tế hợp tác xã xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững

https://easup.daklak.gov.vn/it/web/guest/trang-chu/-/asset_publisher/4UPyfJAAwWQm/content/mo-hinh-kinh-te-hop-tac-xa-xu-huong-phat-trien-nong-nghiep-ben-vung

Trong những năm gần đây, thay vì làm ăn riêng lẻ theo từng hộ, nông dân huyện đã mạnh dạn chuyển sang mô hình kinh tế tập thể liên kết sản xuất để tạo ra chuỗi sản phẩm có giá trị cao bán ra thị trường. Sự ra đời của các hợp tác xã, tổ hợp tác đã góp phần giải quyết ổn thỏa vấn đề tiêu thụ khi sản phẩm làm ra đã từng bước đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Bài viết của phóng viên Văn Tân, mời quý vị theo dõi.

Mới đây, UBND huyện ban hành kế hoạch hành động thực hiện chiến lược phát triển kinh tế tập thể hợp tác xã giai đoạn 2021-2030, với mục tiêu đến năm 2030, toàn huyện sẽ có 40 HTX nông nghiệp, trong đó 40% HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và 65% HTX liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Là huyện có thế mạnh về nông nghiệp, chiếm 56% tổng cơ cấu kinh tế toàn huyện. Do đó, xây dựng mô hình hợp tác hoạt động hiệu quả gắn với tiêu thụ sản phẩm, hướng đến mục tiêu tăng thu nhập cho nông dân đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện. Sự ra đời của các hợp tác xã, tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng thu hút người dân tham gia. Tính đến thời điểm này, toàn huyện có 17 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, số lượng HTX, tổ hợp tác tăng dần theo từng năm, điều này cho thấy lãnh đạo Chính quyền địa phương và người dân đang ngày càng chú trọng phát triển mô hình kinh tế hợp tác, người dân đã thấy rõ những lợi ích của việc hợp tác sản xuất so với làm ăn cá thể, nhỏ lẻ. Nhìn từ thực tế hoạt động của các Hợp tác xã, tổ hợp tác đã được thành lập trên địa bàn huyện, hầu hết đều theo tinh thần tự nguyện, dân chủ, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đã và đang khẳng định được tính hiệu quả. Qua thực tiễn hoạt động cũng cho thấy thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác đã nhận thức và hiểu rõ quy định Luật Hợp tác xã, nghị định và thông tư hướng dẫn có liên quan.

Một trong những HTX đầu tiên của huyện là HTX giảm nghèo Ea Súp, tại xã Ya Lốp, được thành lập ngày 15/01/2019, vốn điều lệ: 8 tỷ đồng với 9 thành viên và 12 lao động làm việc cho HTX, với mục tiêu góp phần xây dựng thương hiệu lúa, gạo Ea Súp từ đó giúp người nông dân trồng lúa tăng thu nhập, sản phẩm nông nghiệp có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng tạo chỗ đứng trong thị trường cung ứng và tiêu thụ. Ngay từ năm đầu thành lập, HTX đã liên kết với các hộ nông dân trồng lúa và 20 nhóm sinh kế từ Dự án giảm nghèo Tây Nguyên để tạo thành chuỗi liên kết sản xuất mà ở đó, HTX thực hiện nhiệm vụ tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm. Ngoài sản phẩm chính là lúa gạo, HTX còn cung ứng các sản phẩm từ chăn nuôi như: dê, bồ câu, heo rừng lai… với chất lượng tốt, giá thành hợp lý đến người tiêu dùng. Để sản phẩm nông sản của nông dân Ea Súp tiếp cận với các thị trường lớn, tháng 8/2019, HTX đã mở cửa hàng phân phối tại TP Buôn Ma Thuột, tổ chức kinh doanh các mặt hàng do các hộ dân tham gia hợp tác xã và 20 nhóm sinh kế từ Dự án giảm nghèo Tây Nguyên sản xuất. Trong đó, đáng chú ý là sản phẩm Lúa gạo đen canh tác hữu cơ, Ông Nguyễn Thái Sơn, giám đốc HTX giảm nghèo Ea Súp cho biết ” Năm 2019, HTX đã thuê 10ha đất tại thôn 13, xã Ya Tờ Mốt để canh tác lúa đen theo phương pháp hữu cơ. Nhờ đặc tính sinh trưởng mạnh, kháng sâu bệnh tốt nên quy trình canh tác lúa đen không hề có sự can thiệp của bất cứ loại thuốc hóa học, phân bón, thậm chí kể cả chế phẩm sinh học nào. Chính vì vậy, những người tiêu dùng khó tính nhất vẫn có thể yên tâm để lựa chọn loại gạo này về sử dụng. Bên cạnh đó, loại lúa đen cũng đón đầu xu hướng sử dụng gạo dài ngày, nâng giá trị kinh tế. Tháng 7/2019 sản phẩm Gạo lúa đen đã được cấp chứng nhận ISO với nhãn hiệu: Gạo “Khẩu xiên lăm”. Đây được xem là tiền đề để HTX từng bước mở rộng vùng sản xuất, đưa hạt gạo đặc sản ở vùng biên tiếp cận thị trường hàng hóa chất lượng cao. Ngoài Hợp tác xã giảm nghèo Ea Súp, trên địa bàn huyện còn nhiều hợp tác xã nông nghiệp đang khẳng định được vị trí, mang lại hiệu quả cao như: HTX Cây ăn trái Vang Thanh, HTX xoài Ea Súp, HTX Tinh dầu sả Ya Tmốt hay HTX sản xuất nấm rơm…

Mặc dù đã có những tín hiệu đáng mừng, nhưng vấn đề liên kết giữa Hợp tác xã và doanh nghiệp trên địa bàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Phần lớn các hợp tác xã và doanh nghiệp trên địa bàn huyện có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh còn yếu, công nghệ và thiết bị lạc hậu, các công đoạn sử dụng lao động thủ công chiếm phần lớn. Việc ứng dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch còn rất hạn chế nên tình trạng sản phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch dễ bị hư hỏng, không bảo quản được lâu dài dẫn đến tổn thất về kinh tế cho người dân. Quy mô của mỗi chuỗi còn nhỏ lẻ, sản lượng chưa ổn định, nhiều sản phẩm còn phụ thuộc vào mùa vụ nên việc liên kết đầu ra còn gặp nhiều khó khăn.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, huyện tiếp tục khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, chú trọng quy mô HTX và thu hút thành viên tham gia; nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của tổ chức kinh tế tập thể gắn với phát huy vai trò làm chủ, lợi ích của các thành viên. Thúc đẩy các Hợp tác xã áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp kỷ thuật cao như: Kỹ thuật canh tác lúa chất lượng cao, VietGAP, ứng dụng công nghệ vi sinh, hữu cơ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp thân thiện môi trường. Tiếp tục triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và tạo mọi điều kiện cho các HTX liên kết với doanh nghiệp trong và ngoài huyện làm đầu mối trong tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị.

Hiện nay, do tinh hình dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng chung đến phát triển kinh tế xã hội, trong đó, sản xuất nông nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, bên cạnh đó thị trường tiêu thụ ngày càng đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn, vì vậy, bên cạnh sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong việc tăng cường kết nối cơ hội hợp tác giữa hợp tác xã và doanh nghiệp thì mỗi tổ chức và nông dân cũng cần nhạy bén hơn trong khâu canh tác, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để có thể mang đến những mặt hàng nông sản vừa đẹp về mẫu mã vừa an toàn về chất lượng; từng bước nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh trên thị trường.

-Văn Tân-

 
TỒNG KẾT CHUỖI LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ – BƯỚC ĐẦU CHO MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
 

      Chuỗi liên kết giữa Hợp Tác Xã giảm nghèo Ea Súp ( HTX GNES )cùng với và hai HTX là HTX DVNN Minh Thủy và HTX Lúa Ea Súp dựa trên hợp đồng được ký kết vào đầu tháng 6 /2020. Trong đó,  HTX GNES là đơn vị chủ trì liên kết, vừa thực hiện việc liên hệ cung cấp vật tư đầu vào ( Phân, giống,…) và thu mua các sản phẩm của 02 HTX sản xuất lúa còn lại.

      HTX GNES đã khảo sát nhu cầu của 02 HTX cũng như nghiên cứu yêu cầu, xu hướng thị trường lúa gạo. Trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu đó, HTX đã thống nhất với 02 HTX còn lại để đặt mua các loại giống có chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng và phù hợp với thỗ nhưỡng, khí hậu của huyện Ea Súp là ST24 và Đài thơm 8.

     HTX GNES đã liên hệ các đối tác để cùng thu mua các sản phẩm lúa gạo với giá mua tốt cho nông dân ( đã bỏ qua các khâu trung gian ). GNES cũng đã đặt mua bao bì, nhãn mác và tiến hành các chương trình Marketing để bán gạo cho khách hàng trên toàn quốc. 

Kết thúc vụ hè thu 2020, 03 HTX đã cùng nhau phối hợp thu mua 550 tấn lúa. Năng suất trung bình đạt 5,5 tạ/sào. Số lượng phân bón được ký hợp đồng nên các hộ dân không phải chịu lãi suất như thông thường. Lúa giống được các xã viên đánh giá nảy mầm với tỷ lệ cao, đồng đều. Lúa thương phẩm được mua với giá cao so với thị trường 50-100 đồng/kg. Việc liên kết có hợp đồng rõ ràng và sự xác nhận của chính quyền địa phương nên các xã viên nhìn chung đều yên tâm sản xuất.

Mở rộng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chất lượng cao

Năm 2019, HTX đã liên kết với một số hộ nông dân trồng lúa và các nhà máy xay xát chế biến gạo để tạo thành chuỗi liên kết sản xuất mà ở đó, HTX thực hiện nhiệm vụ tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm và quản lý, giám sát chuỗi từ đầu vào của việc hình thành sản phẩm để giúp sản phẩm được chất lượng và giảm thiểu hao phí sản xuất.

Continue reading “Mở rộng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chất lượng cao”

Hội thảo giống lúa Khẩu xiên Lăm ( lúa đen )của đồng bào dân tộc Thái tại xã Ya TMốt (23/03/2019)

Vừa qua, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đã tổ chức Hội thảo giống lúa khẩu xiên lăm của đồng bào dân tộc Thái tại xã Ya Tờ Mốt thu hút sự tham dự của trên 50 đại biểu.

Lúa Khẩu xiên Lăm vào mùa chín rộ

Dự án được triển khai thực nghiệm tại 2 hộ gia đình anh Hà Văn Tân thôn 10 và Đinh Hữu Mai thôn 11 với diện tích 10 ha. Thời gian triển khai mô hình bắt đầu từ tháng 10/2018 và đến 21/3/2019 thu hoạch.  thời gian sinh trưởng từ 170- 175 ngày, năng suất bình quân đạt từ 3,2- 3,5 tấn/ha, trong quá trình sinh trưởng và phát triển không phát hiện sâu bệnh gây hại mặc dù được trồng theo quy trình hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệt thực vật.

Qua triển khai mô hình tại xã Ya Tờ mốt cho thấy giống lúa khẩu xiên lăm phù hợp với đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Đây là giống lúa đặc sản có chất lượng cao cần được trồng trong khoảng thời gian 5-6 tháng, cho hạt cơm dẻo thơm và độ dinh dưỡng cao.

Hầu hết mọi người Việt đều có thói quen xấu khi ăn cơm như thế này

Sử dụng gạo đánh bóng kỹ, ăn cơm nguội, cơm nấu  từ gạo để lâu ngày , … là một vài thói quen ăn cơm không tốt của người Việt. Những thói quen này sẽ  gây hại cho sức khỏe nhưng lại là điều mà không phải ai cũng hiểu rõ.

Continue reading “Hầu hết mọi người Việt đều có thói quen xấu khi ăn cơm như thế này”